Cách khắc phục những hư hỏng của hệ thống thủy lực

Bài viết này nói về những hư hỏng thường gặp của hệ thống thủy lực và cách khắc phục hư hỏng. Liên hệ dịch vụ sửa chữa của Hanoiparts.com khi có nhu cầu.

Cách khắc phục những hư hỏng của hệ thống thủy lực
Sửa chữa hư hỏng của hệ thống thủy lực

Dù máy công trình hoạt động có bền bỉ đến đâu thì trong quá trình làm việc chắc chắn không thể tránh khỏi những hư hỏng. Một trong những hư hỏng thường gặp ở hệ thống thủy lực là:

1. Hiện tượng xâm thực

Hiện tượng xâm thực xảy ra khi áp suất của đường ống vào bơm nhỏ hơn áp suất khí quyển. Lúc đó sẽ xuất hiện các bong bóng khí xuất hiện trong dầu thủy lực di chuyển và to dần trong đường vào của bơm. Các bong bóng khí này, thường bám thành từng đám vào bề mặt kim loại, sẽ bị nén cho đến khi nổ tung ra đột ngột khi đi ra đến cửa ra của bơm (phía áp suất cao). Hiện tượng này sẽ làm cho các bề mặt kim loại bị vỡ, bong thành các mảnh kim loại nhỏ làm hư hỏng các bề mặt tiếp xúc, làm kín và đồng thời các mảnh kim loại nhỏ đi theo dầu thủy lực đến tiếp tục phá hỏng các cơ cấu làm việc khác.

Sự xâm thực thường gây ra:

– Tắc lọc dầu.

– Hạn chế dòng chảy của đường hút (do các đám bong bóng khí tụ lại). Điều này lại càng làm tăng tốc độ xâm thực.

– Tăng tốc độ mài mòn các chi tiết kim loại hơn rất nhiều lần so với thông thường. Đây cũng chính là tác động mạnh nhất của sự xâm thực.

– Bơm kêu to, rung động mạnh.

Lưu ý là sự xâm thực không chỉ có ở bơm thủy lực mà còn xuất hiện ở bất cứ nơi nào khi lượng dầu cấp không bằng lượng dầu cần thiết, phần lớn trong các trường hợp:

– Bơm thủy lực khi bị thiếu dầu cấp.

– Xy lanh thủy lực hoặc motor chuyển động nhanh khi bị kéo dưới tác động của tải. (ví dụ motor thủy lực nâng hàng của cần cẩu khi ở chệ độ hạ hàng)

– Qua một số chi tiết làm kín (gioăng.phớt) khi các chi tiết chuyển động với tốc độ cao gây ra áp suất âm.

Cách nhận biết rõ nhất hiện tượng xâm thực là khi bơm.motor quay có tiếng kêu to (như tiếng đá lạo xạo) và rung động.

Để ngăn ngừa và chống lại hiện tượng xâm thực, người ta thường sử dụng các cách như sau:

– Tăng áp suất đường vào của bơm bằng một bơm nhồi hoặc tăng áp suất mặt thong chất lỏng trong thùng dầu.

– Sử dụng các valve một chiều chống xâm thực trong các cơ cấu motor hoặc xy lanh thủy lực.

– Giảm độ nhớt hoặc tăng nhiệt độ của dầu thủy lực.

– Làm kín hoặc tăng đường kính đường ống hút của bơm dầu thủy lực.

2. Ảnh hưởng của độ bẩn dầu đến hệ thống thủy lực

Theo điều tra nguyên nhân sự cố trong hệ thống thủy lực đã chỉ ra rằng phần lớn các hư hỏng (chiếm đến 70% – 80%) là do ảnh hưởng của độ bẩn dầu thủy lực gây nên.

Có ba loại nhiễm bẩn của dầy thủy lực: nhiễm bẩn chất rắn, nhiểm bẩn chất lỏng và nhiểm bẩn khí. Hư hỏng dễ thấy nhất và gây nguy hiểm nhất cho hệ thống là nhiễm bẩn chất rắn, nó phá hỏng chi tiết thiết bị thủy lực nhanh chóng sau khi xâm nhập vào hệ thống và mất rất nhiều công sức, thời gian và tiền bạc để loại trừ nó ra khỏi hệ thống.

– Nhiễm bẩn chất rắn: bao gồm các hạt bẩn như cát, sỉ, các gỉ sét, hạt sắt bị bung ra trong thiết bị, chất cặn, dầu thủy lực tái sinh có bổ sung hạt nhự PE để tạo độ nhớt ảo, lâu ngày các hạt nhự này bị cháy và bám vào các hệ thộng bơm và đường ống làm tăc nghẽn các hệ thống thủy lực và làm giảm áp suất làm việc của máy … với loại nhiễm bẩn này có thể nhận thấy hoặc không nhận thấy do kích thước của hạt bẩn nằm ngoài tầm quan sát của mắt thường tuy nhiên ta sẽ thấy được qua các thiết bị quan sát (như kính hiển vi). Các chất bẩn này được sinh ra theo 2 hướng:

+ Từ bên ngoài đi vào theo qua các khe hở của gioăng phớt làm kín hoặc do trực tiếp từ các bác thợ vận hành chủ động đưa vào (sử dụng dầu cũ hoặc bẫn trong quá trình đổ dầu vào thùng)

+ Từ bên trong hệ thống tự động sinh ra: nguyên nhân này chủ yếu do ảnh hưởng của yếu tố nhiểm bẩn lỏng và khí sinh ra – các thiết bị bị ôxy hóa hay xâm thực gây nên.

– Nhiễm bẩn chất lỏng: là dầu thủy lực gốc bị pha lẫn các thành phần chất lỏng khác như nước, dầu mới bổ sung không đúng chủng loại,cấp chất lượng như ( ISO VG. AW 32, 46, 68, 100, 220 ). Với loại nhiễm bẩn này ta dễ thấy được vì chúng đổi màu của dầu ban đầu.

– Nhiễm bẩn chất khí: Các không khí lọt vào trong dầu (thợ ta hay gọi là “e” dầu), ta dễ nhận thấy loại nhiễm bẫn này vì chúng tạo bọt khí trong thùng dầu cũng như các đường ống

3. Các hư hỏng thường gặp và cách khắc phục

3.1. Bơm phát ra tiếng ồn hoặc rung động quá mức

Không khí vào Đường hút của bơm dẫn đến: Bụi bẩn đi vào lọc hút – vệ sinh hoặc thay thế

Kết nối giữa ống hút và lọc hút không chặt – Vặn chặt lại

Mức dầu thấp- kiểm tra mức dầu, thêm dầu nếu cần

Bơm hoạt động quá tốc độ- kiểm tra thông số của bơm và motor

Sử dụng dầu thuỷ lực không đúng tiêu chuẩn

Thể tích cơ cấu chấp hành quá lớn dẫn đến mức dầu thấp trong thùng dầu

Độ nhớt dầuquá lớn dẫn đến lỗ trống – kiểm tra độ nhớt thay thế dầu phù hợp

Nhiệt độ dầu quá cao- lắp thêm bộ giải nhiệt dầu

Bơm bị mòn-sửa chữa hoặc thay thế, kiểm tra lọc dầu

Motor và bơm lắp không đồng trục- kiểm tra độ đồng tâm

Khớp nối giữa motor và bơm bị mòn hoặc lắp không chặt- vặn chặt hoặc thay thế khớp nối nếu cần.

Van tràn có tiếng ồn- kiểm tra điều chỉnh lại (có thể chỉnh quá thấp hoặc không đúng size)

Van tràn làm việc liên tục do dầu từ bơm qua van tràn về thùng khi hệ thống ở trạng thái không làm việc gây tổn thất công suất,sinh nhiệt- thay thế sơ đồ open center hoặc unload

3.2. Áp suất đầu ra của bơm thấp hoặc không ổn định

Không khí đi vào hệ thống nguyên nhân do:

-Không khí đi vào cơ cấu chấp hành- thay thế các loại phốt.

-Không khí đi vào bơm – xem điểm 1.

-Không khí đi vào lổ thủng đầu nối hoặc lổ thủng trên ống dẫn- kiểm tra lại các đường ống dẫn, sửa chữa hoặc thay thế mới.

Bơm bị mòn – sửa chữa hoặc thay thế.

Bơm không đúng tốc độ hoặc không đúng size- kiểm tra thông số kỹ thuật, lựa chọn bơm và motor tương thích- tốc độ, lưu lượng, công suất.

Khớp nối giữa motor và bơm bị mòn hoặc lắp không chặt- vặn chặt hoặc thay thế khớp nối nếu cần.

Van tràn chỉnh quá thấp- điều chỉnh lại.

3.3. Áp suất đầu ra của bơm bằng không

Motor không khởi động- Kiểm tra nguồn điện cung cấp motor, kiểm tra cầu chì, kiểm tra hệ thống dây kết nối, reset lại nút dừng khẩn cấp.

Không có dầu hoặc dầu trong thùng thấp- kiểm tra lại mức dầu.

Bơm quay không đúng chiều- Kiểm tra lại chiều quay qui định của nhà sản xuất. Khớp nối giữa motor và bơm bị gãy – kiểm tra sửa chữa hoặc thay thế.
Đường áp suất bị vỡ hoặc không được kết nối- kiểm tra đường ống, tìm chỗ rò rỉ
lớn.

3.4. Xy lanh thuỷ lực không hoạt động:

Van phân phối bị hỏng- kiểm tra coil điện, kiểm tra hệ thống điện, dây kết nối. Áp suất cung cấp không đủ- kiểm tra áp suất hệ thống.
Đường ống có sự cố- kiểm tra đường ống chỗ xoắn, chỗ lõm và kiểm tra đầu nối.

Xy lanh bị hỏng-kiểm tra tình trạng xy lanh, ty xy lanh có bị cong vênh hoặc ống xy lanh bị trầy xước làm cho phốt pittông bị mòn dẫn đến sự rò rỉ dầu qua pittông.

Tải trọng quá lớn- kiểm tra áp suất hệ thống, tính toán chọn đường kính pittông phù hợp với tải trọng và áp suất sử dụng.

Hệ thống bị lỗi- lắp đặt van không đúng, lắp ngược van 1 chiều, đường ống lắp không đúng.

3.5. Xy lanh thuỷ lực đi chậm, rung động hoặc không ổn định

Hệ thống có không khí đi vào.

Áp suất cung cấp bị dao động.

Xy lanh bị hỏng-kiểm tra tình trạng xy lanh, ty xy lanh có bị cong vênh hoặc ống xy lanh bị trầy xước làm cho phốt pittông bị mòn dẫn đến sự rò rỉ dầu qua pittông.

Bơm bị hỏng hoặc bị mòn- sửa chữa hoặc thay thế.

Đường ống bị xoắn khi xy lanh di chuyển.

Van điều khiển bị hỏng- van cần vệ sinh hoặc sửa chữa, coil điện có thể bị cháy, kiểm tra lại hệ thống điện cung cấp.

Tải trọng quá lớn- kiểm tra áp suất hệ thống, tính toán chọn đường kính pittông phù hợp với tải trọng và áp suất sử dụng.

3.6. Nhiệt độ dầu thuỷ lực quá cao:

Thùng dầu quá nhỏ- kiểm tra lại kích thước thùng chứa đi với lưu lượng bơm, thể tích thùng chứa phù hợp lớn gấp 3 lần lưu lượng bơm.

Mức dầu quá thấp- kiểm tra và thêm dầu.

Sử dụng dầu không đúng tiêu chuẩn, hoặc dầu quá bẩn- vệ sinh hoặc thay thế lọc mới nếu cần thiết.

Bộ giải nhiệt dầu bị hỏng- sửa chữa hoặc thay thế nếu cần thiết.

Van tràn làm việc liên tục do dầu từ bơm qua van tràn về thùng khi hệ thống không làm việc gây tổn thất công suất, sinh nhiệt- thay thế sơ đồ open center hoặc unload.

Bơm không đúng tốc độ – kiểm tra thông số kỹ thuật của bơm và motor.

3.7 Máy bị lịm do thủy lực có những nguyên nhân sau:

– Do áp xuất pump chính lớn không phù hợp với động cơ hạ áp

– Do lắp ống kích bị sai ông ”rơ le thủy lực” lắp đặt lại ống

– Do bị dính gối pump rà lại gối

– Do điện pump bị mất đấu lại điện pump

– Do pump điều khiển áp xuất quá cao hạ áp xuất pump điều khiển

– Do kẹt van phân phối rà lại van phân phối

– Do tắc đường hồi vệ sinh lại van một chiều và van hồi

– Do lắp sai van bi một chiều trong pump tổng

3.8 Máy làm yếu một thao tác gồm những nguyên nhân sau:

Nếu máy làm một thao tác bi yếu còn các thao tác khác vẫn khỏe

– Do van áp nhánh bị lọt nhớt -mạ lại thay xiêu ”ozin”xin

– Do phớt xi lanh bị hở không kín – thay phớt

– Do cổ góp trung tâm bị đứt xiêu – thay xiêu ”ozin ”xin

– Do xiêu ”xin, ozin”phanh .”thắng”bị mòn. – thay xiêu ”ozin”xin

– Do tắc đường ống điều khiển. – thay ông diều khiển

– Do van trượt bị mạt ”dính” ”kẹt” – súc rửa van trượt

3.9 Máy làm yếu hai hay nhiều thao tác :có những nguyên nhân sau:

– Do nhớt thủy lực bị biến chất không còn độ bôi trơn sau khi làm 1 đến 2 giờ – cần thay lại nhớt thủy lực

– Do pump điều khiển bị lọt nhớt cũng gây ra yếu . – cần thay pump điều khiển hoặc rà lại mặt bích

– Do lò so lá, ”lò so đĩa ” ”lò so vòng ”bị yếu . – cần thay lại lò so

– Do mặt trà, ”mặt xoa ” ” đĩa phân phối ” bị hở . -cần rà lại hay mài lại

– Do van tông bị hở .- cần mạ lại hoặc thay xiêu ”, ” xin ”, ozin ”

– Do van điều khiển bị lọt nhớt . cần mạ lại hoặc thay xiêu, ”xin ”,” oizn ”

– Do đường ống của pump điều khiển lên tay lái bị tắc .- cần thay lại ống.

– Do hệ thống làm mát không tốt làm việc nhớt quá nóng cũng gây ra nguyên nhân trên . cần kiểm tra lại hệ thống làm mát thủy lực

3.10 Máy mất 1.2 thao tác có những nguyên nhân sau:

– Do cổ góp trung tâm bị đứt một xiêu, ozin, xin . – cần thay lại

– Do van nhánh bị kê mạt cao su hay mạt sắt, hoặc bị lỏng . cần xúc rửa lại van, thay ozin , xiêu, xin hoặc mạ lại van

– Do phớt của ty bị hỏng một bên . – cần thay lại phớt ty

– Do kẹt, dính van trượt một chiều . cần rà lại van trượt

– Do ống điều khiển bị tắc . – cần thay ống điều khiển.

– Do xiêu motor phanh, thắng .bị hỏng một cái . – cần thay lại xiêu, xin, ozin.

– Do một trong hai va đầu motor bi hở cũng gây ra mất một chiều . cần kiểm tra xúc rửa thay xiêu, xin, ozin .

– Do van chống tụt cần bị dính .- cần xúc rửa

– Do van phân phối, lắp sai . cần kiểm tra lắp lại.

– Do điện điều khiển bị chậm chờn, hoặc mất điện một bên cần kiểm tra lại điều khiển ”đối với máy đời mới có bộ nhớ nâng giới hạn co vào giới hạn .thường làm trong kho hoặc hầm tàu.

– Dây điều khiển chỉnh chưa đúng hoặc bị giãn

3.11. Sáng làm khỏe nóng máy làm yếu một thao tác có những nguyên nhân sau:

– Cần kiểm tra điều khiển vì chủ yếu có pan này do ống điều khiển -đổi ông điều khiển và thay ống

– Kẹt van trượt bộ phân phối – cần xúc rửa và rà lại

– Lòn, hở, lọt van trượt điều khiển mất áp không mở hết van – cần mạ lại van trượt điều khiển .đo áp ngay đầu ống trên phân phối.

– Do phớt ty bị hỏng, hư .- cần thay lại phớt ty .khi phớt ty bị hư hỏng .sẽ bị tụt ví dụ nâng lên tự tụt xuống hoặc co vào tự mở ra

– Do van áp nhánh bị kê, hở,lòn, .mạt của ty kê van – cần xúc rửa lạ van áp nhanh thay xiêu, xin, ozin .lỏng pitong cần mạ lại

– Do mặt trà, đĩa phân phối, mặt xoa bị hở .-cần rà lai cho kín khít

– Do xiêu, xin, ozin phanh, thắng motor bị mòn không mở hết phanh, thắng cũng gây ra yếu .- cần thay xiêu motor

– Mặt chà, mặt xoa, đĩa phân phối, xi lanh pitong, bị hở – cần rà lạ hoặc thay

3.12 Sáng làm khỏe nóng máy làm yếu nhiều thao tác .có những nguyên nhân sau:

– Do van điều khiển xiêu, xin, ozin, pitong, van hình nón bị mòn – cần thay xiêu, xin, ozin pitong mòn cần mạ lại, van hình nón cần rà lại

– Do pump điều khiển bị mòn – rà lại hai mặt bích pump thay xiêu, xin, ozin

– Do tắc ống điều khiển – kiểm tra thay ống

– Do pump tổng bị lòn -kiểm tra đổ nhớt vào ống lên phân phối tụt là đúng

– Do van tông bị lòn cũng gây ra nguyên nhân trên .cần kiểm tra xúc rưa chỉnh lại nết pitong bị mòn cần phải mạ lại.

– Do hệ thống làm mát nhớt thủy lực kém – cần kiểm tra làm lại hệ thống làm mát

3.13 Quay toa được một bên có những nguyên nhân sau:

– Do điều khiển kiểm tra van trượt điều khiển có bị kẹt không nếu kẹt cần lắp lại hoặc rà lại

– Do đường ống bị tắc đối với máy cũ rất hay gặp – cần thay ống khác

– Do van đầu motor có một van bị kê – cần xúc rửa

– Do mặt chà, mặt xoa, đĩa phân phối bị lòn một bên – cần rà lại mặt chà,mặt xoa, đĩa phân phối

– Do phanh, thắng một xiêu, xin, ozin .bị đứt hoặc lòn – cần thay lại

3.14 Máy mất quay toa cả hai bên nhưng nặng máy:

– Do đường ống thắng, phanh bị tắc – cần thay ống

– Do điện mở của ống phanh, thắng bị mất – cần kiểm tra cầu chì dây dẫn ”thay cầu chì và dây dẫn

– Do solenoid mở nhớt bị hỏng cần kiểm tra thay solenoid, trong trường hợp cấp bách tháo bỏ lò so

– Do xiêu, xin, ozin, panh thắng lị hỏng – cần thay lại

3.15 Quay toa mất cả hai bên không nặng máy:

– Do điều khiển bị mất không điều khiển được – cần kiểm tra ống điều khiển xem có nhớt có lên bộ phân phối

– Do hỏng, vỡ nhông 13 răng ăn vào vành quay toa – thào nắp dưới gầm kiểm tra và thay nhông

– Do gãy đứt cốt motor quay toa – cần thao thay cốt

3.16 Yếu quay toa:

– Do van tổng nếu do van tổng có các pan sau -yếu di chuyển – yếu quay toa – yếu ty arm – xúc rửa va và chỉnh lại

– Yếu do dính phanh – thắng .do pump điều khiển yếu cần chỉnh lại van pump điều khiển do điện của solenoid mở nhớt lên mở phanh, thắng bị chập chờn cần kiểm tra cần đấu tắt bỏ điện ”rất nóng motor ”

– Do đường nhớt điều khiển về đầu phân phối bị tắc quay rất chậm cần thông lại có viên bi như van một chiều vậy.”quay không nóng motor ”

– Do mặt trà, mặt xoa, đĩa phân phối bị hở, mòn không đều -cần mài lại cho phẳng

– Do hai van ở đầu motor bị lọt nhớt quá mòn – cần chỉnh hoặc mạ lại

3.17 Quay toa yếu nhưng nặng máy:

– Do phanh, thắng bị bó, dính không mở

– Do điện thủy lực không mở không có nhớt lên để mở phanh, thắng

– Do xiêu, xin, ozin bị mòn không giữ được áp xuất dẫn đến không mở được phanh, thắng

– Do bi bị khô không bôi trơn bi bó dính cũng gây ra nguyên nhân trên

3.18 Máy tiến được lùi không được:

– Do điều khiển.dây điều khiển chỉnh không đúng

– Do ống điều khiển một bên bị lọt nhớt không đủ áp điều khiển

– Do xiêu, xin, ozin của phanh, thắng bị mòn một cái cũng gây ra nguyên nhân trên.

– Đối với samsum lốp còn thêm xiêu, xin, ozin ở bộ phân phối, bộ công tắc bị hỏng

– Do điện điều khiển một dây bị đứt

– Do solenoid điều khiển bị cháy

– Do van trượt bị kẹt một phía

3.19 Máy tiến lùi cả hai bên không được:

– Van tổng bị kê

– Do điều khiển bị mất

– Do gãy trục pump

– Do bị bó phanh, thắng

– Do gãy trục motor

– Do hỏng pump

3.20. Có nhớt đen lọt lên thùng thủy lực cộng theo mạt mịn trắng:

– Điều này ít người để ý cứ thay pump lại hỏng do phớt motor bị hỏng nhớt thủy lực lọt sang các bạn biết áp xuất đường hồi 10kg khi tắt máy áp xuất bằng đường hồi bằng 0. Nhớt từ hộp giảm tốc lại lọt qua đường hồi.

3.21 Có mạt sắt dài lọt vào thùng thủy lực:

– Do phớt bị mòn không chịu thay tiết kiệm 1 thiệt hại 10 đấy là những đồng nghiệp nước ngoài tâm sự như vậy.

– Pitong cà vào xilanh tạo ra các mạt sắt dài như phoi tiên phá xilanh đưa mạt về thùng

– Cần thay phớt khi thấy ty bị tụt

– Thay cả bạc lông nguyên nhân chính gây ra xước ty

3.22 Máy có mạt sắt trắng mịn lọt vào thùng thủy lực:

– Nhông hành tinh bị mẻ nghiền nát vụn lọt vào thùng thủy lực

– Cần mở ra thay nhông

– Thay phớt motor luôn

3.23 Máy nóng làm được nguội làm không được:

– Đối với máy điều khiển bằng hệ thống RSS thì việc cài đắt dữ liệu cho máy rất quan trọng

– Tất cả các dữ liệu không tương ứng, không phù hợp cũng làm cho máy làm việc không hiệu quả .nóng làm được con lạnh làm không được

– Các rơ le không đủ ực hút khi thời tiết lạnh

– Khi máy hoạt động một lúc nóng máy lên các chi tiết co giãn lúc này các rơ le điện đủ lực hút máy hoạt động bình thường.

3.24. Máy làm bị rung một hay hai ông pump:

– Do pitong pump bị lỏng

– Hoặc bị đứt đuôi pitong pump

3.25. Có tiếng kêu ở bộ phân phối:

– Khi nghe tiếng kêu ở bộ phân phối là do có một hay nhiều van bị hở

– Cần kiểm tra lọc về xem có mạt không.

– Nổ máy xúc một gầu đầy duỗi thẳng ra tắt máy xác định nơi phát ra tiếng kêu

– Cần xúc rửa van áp lực có tiếng kêu và thay xiêu, xin, ozin

– Nếu vẫn còn tiếng kêu đem phân phối đi mạ lại

3.26 Mất thủy lực đột ngột:

– Khi đang làm bị mất thủy lực đột ngột cần kiểm tra nhớt xem có đủ hay không nhớt thiếu khi làm nghiêng bị hụt gây ra mất thủy lực đột ngột

– Do điện thủy lực mở nhớt điều khiển bị mất ”do cầu chì, do dây dẫn, do solenopid bị cháy

– Do mặt xoa, hay con gọi là mặt chà đĩa hay phân phối pump bị hở cũng gây ra nguyên nhân trên. nhưng pan này tắt máy đi nổ lại máy vẫn hoạt động được.

3.27. Mất thủy lục đột ngột nhưng di chuyển được:

– Do pump điều khiển bị mất áp do va áp bị kê mạt cần mở ra xúc rửa

– Do gẫy trục pump, cốt pump điều khiển

– Do solenoid mở nhớt điều khiển bị cháy (đấu tắt bỏ solenoid) là xong

3.28. Ga nhỏ máy làm khỏe .ga lớn máy làm yếu ( yếu do thủy lực)

– Cái này thường gặp khi pump yếu thường thợ hay chỉnh van vào cho nó khỏe nhưng thực ra chỉ đúng có 30% thôi con là sai hết nhất là van áp điều khiển.

– Cần kiểm tra áp của pump điều khiển khi ga lớn ( to )áp không quá 40kg nếu lớn hơn nhiều quá khi điều khiển van trượt đi quá của dầu dấn đến bịt đường nhớt lại không đi vào đâu cả làm máy lim đi nên ga nhỏ làm khỏe ga lớn làm yếu là thế.

3.29. Bị nóng nhớt thủy lực:

– Do làm mát không tốt ; cần vệ sinh két

– Do đường ống ra két làm mát lắp sai trên xuống dưới; cần đổi lại

– Do van ở đường về bị hở không giữ được áp xuất để nhớt đi qua kết làm mát ;kiểm tra xúc rửa hoặc căn thêm lò so

3.30. Chạy chậm không được:

– Do điện bị chập không cắt được

– Solenoid mở nhớt không đóng

– Lò so bị gãy

– Pitong bị dính

– Cổ góp trung tâm bị lọt nhớt

3.31. Chạy chậm không chạy được nhanh:

– Do bị mất điện solenoid

– Do cổ góp trung tâm bị lọt nhớt

– Do gối motor bị dính không nghiêng được

3.32. Hạ không xuống:

– Ống về van chống tụt cần bị tắc

– Van trượt chống tụt cần bị dính

– Do van trượt bị dính

– Do lắp sai van trượt

3.33. Nâng tự di chuyển (pan này tất cả các máy cũ thường gặp ):

– Khi máy yếu các van hay bị chỉnh hết cỡ khi nâng quá tải nhớt không về kịp lọt về các đầu van trượt ép lò so tự mở van

– Lò so của van hỗ trợ nâng bị yếu, gãy, hoặc mất

– Đường hồi đầu phân phối bị tắc nhớt không về được tự mở van

3.34. di chuyển tự quay toa:

Thường khi máy cũ pump cũ ”còn gọi là bơm ”’ thợ cứ chỉnh van áp vào, ”vô ‘ hết cỡ khi làm quá tải nhớt không hồi về được .cho nên các thao tác tự nhảy nhất là quay toa.

3.35. Máy đang làm vỡ ống thay ông mới đề không nổ:

khi máy đang làm việc bị quá tải nổ, vỡ, bể ống khi thay vào máy không thể đề nổ được là do ;

-Ty thủy lực .còn gọi xi lanh bị xước các mạt về dính vào bộ phân phối ”bộ công tắc”.van trượt luôn mở khi để pump, ”’bơm ”thủy lực làm việc ngay mà ở trạng thái quá tải .không có máy nào có thể nổ được ở trạng thái này .

-Các bạn phải mở ty kiểm tra . mở van trượt ra rà lại nhẹ nhàng lắp lại là ok

3.36. Máy đang làm vỡ ống thay ống mới quay toa không được hoặc yếu:

Các bạn chú ý khi thay ống nhất là ống nhỏ ở motor cái co dính trong motor rất quan trọng nó chỉ có một chiều thôi có nhiều bạn thấy lỏng xiết chặt vào làm sai chiều của nó. van một chiêu không hoạt đông cho nên không có nhớt mở phanh, ”thắng ”motor không quay được hoặc quay yếu

3.37. Nổ máy tự động làm

ví dụ:

– Nổ máy tự nâng

– Nổ máy tự arm

– Nổ máy tự quay v.v

nguyên nhân chính là do bị kẹt, dính bộ phân phối ”bộ công tắc ” ”hay con gọi bộ chia

”khi mat sắt hay mạt phớt về bị dính vào van trượt van không về ở vị trí trung gian được

”không về mo được ”

khi nổ máy nhớt được bơm vào các khoang công tác đáng lẽ phải do người điều khiên r làm việc này nhưng may cứ thích thế .

-Viêc thứ hai là do con người .mấy bác mới biết gọi mẹ lại hay ngứa nghề .không chịu dựa cột mà nghe lại làm những việc quá sức khi rút van trượt ra thấy rất nhẹ ngồi nghiên cứu khi lắp vào không cẩn thận chỉ cần lấy tay đóng nhẹ là cũng bị như vậy .

cách khắc phục dùng khoan điện hoặc súng hơi kẹp van trượt lại nâng lên hạ xuống vài lần là ok

-Việc này cũng do con người gây ra khi thay xiêu, xin, orin .tay lái xiết ốc lốc kê quá chặt khi nổ máy nhớt điều khiển tự mở van trượt .

-Cách khắc phục chỉnh lại ốc hãm là ok

-Đường hồi của hệ thống thủy lực bị tắc tạo ra áp xuất ở nắp chụp bộ phân phối lò so nào yếu thao tác đấy tự làm việc

-Lắp sai các ống điều khiển cũng gây ra nguyên nhân trên

3.38. Đóng cần điều khiển máy tự làm việc một hay nhiều thao tác:

rất nhiều máy cũ hay bị pan này

1. Do hai tay điều khiển bị lòn dầu .lọt nhớ .bị hở không kín

2. Do điều chỉnh chữ thập .lắt léo quá chặt van điều khiển luôn mở .

3. Do đường hồi bị tắc ”đường hồi của điều khiển và đường hồi của bộ phân phối chính ”

4. Do lắp sai ống ” P ” vào ông ”H ” ký hiệu P là đường áp H là đường hồi về thùng

3.39. Di chuyển một bên chạy cả hai bên:

-Do motor di chuyể bị mòn hết phanh, ”thắng”

4. Một số nguyên nhân thường gặp gây hư hỏng bơm bánh răng

• Mài mòn do dầu bẩn
• Mài mòn do mạt kim loại trong dầu.
• Lắp đặt bơm sai
• Xâm thực
• Thiếu dầu bôi trơn
• Quá tải nhiệt
• Quá áp suất

A- Mài mòn do dầu bẩn

Dầu bẩn là nguyên nhân thường gặp nhất gây ra hư hỏng bơm bánh răng mà biểu hiện của nó là khi công suất và tốc độ làm việc của hệ thống thủy lực bị yếu đi & chậm lại. Dầu bẩn gây ra hư hỏng ở toàn bộ các chi tiết của bơm bánh răng, đặc biệt là ở bạc số 8, buồng bơm, các ổ bi-bạc, bề mặt răng và cổ trục.

Các hạt bẩn có thể ở sẵn trong thùng dầu hoặc đi vào trong hệ thống khi làm việc như qua phớt đầu trục (bị mòn.hỏng) khi bơm hoạt động ở môi trường bụi bẩn…

B- Mài mòn do các hạt kim loại:

Các hạt kim loại có trong dầu thường là do từ các chi tiết bị hư hỏng và có trong hệ thống mà không súc rửa hết. Hư hỏng do hạt kim loại gây ra thường làm cho bơm nhanh chóng bị hư hỏng tùy thuộc vào số lượng và kích cỡ hạt kim loại có sẵn trong hệ thống thủy lực. Hư hỏng do nguyên nhân này thường được nhận biết bởi rất nhiều các vết cầy xước sâu xoáy tròn trên bề mặt của bạc số 8. Nếu bơm hoạt động nhiều hoặc không phát hiện hư hỏng để dừng lại ngay thì bề mặt bạc số 8 sẽ bị cày xước hoàn toàn, ráp và sắc.

Đối với bạc cổ trục & bề mặt làm việc của trục: Thường sẽ có nhiều vết xước trên bề mặt làm việc, phụ thuộc vào:

– Mức độ nhiễm bẩn của hệ thống thủy lực.

– Áp suất làm việc.

– Tải trọng làm việc trên trục bơm, thường thấy ảnh hưởng nhất đối với bơm nhiều tầng, khi đó sẽ có tầng bị hư hỏng nhiều hơn do tải trọng trên trục của các tầng khác nhau, phụ thuộc vào chiều dầy răng.

Đối với bề mặt cạnh cặp bánh răng ăn khớp (còn gọi là mặt đầu): Sẽ bị cày xước thành các vành nhấp nhô, không phẳng do các hạt bẩn kim loại mài mòn (có sẵn trong hệ thống và gây ra do đĩa bạc số 8 bị mài mòn trước).

C – Hư hỏng do lắp ráp:

Gá ráp bơm vào hệ thống không đúng có thể gây ra rất nhiều dạng hư hỏng khác nhau.

Trường hợp hay gặp nhất là trục bơm lắp quá sát với trục động cơ hoặc và khớp nối. Lúc đó trục bơm sẽ chịu một tải trọng lớn hơn, ảnh hưởng trực tiếp lên ổ bạc và nhất là bạc số 8 (phía đuôi) gây hỏng.

Lắp ráp lại không đúng cách các chi tiết của bơm sau khi tháo kiểm tra cũng là nguyên nhân chính gây ra hư hỏng. Các chi tiết hay bị lắp sai là:

– Lắp ngược bạc số 8 hoặc buồng bơm (cửa hút.đẩy).

– Các gioăng phớt và vành làm kín không đúng.

– Lực siết bu lông không đều.

D – Hư hỏng do dầu có lẫn khí bên trong hoặc do xâm thực:

Xâm thực gây phá hủy bề mặt làm việc của buồng bơm (cửa hút), cặp bánh răng và bạc số 8 (phía rãnh dầu bôi trơn).

E- Hư hỏng do thiếu dầu bôi trơn:

Dầu bôi trơn cần thiết để duy trì một áp suất thủy động giữa bạc trục và cổ trục. Khi lớp màng dầu này không được duy trì trục bơm sẽ phát nhiệt và gây ra cháy hỏng.

Hiện tượng mất dầu bôi trơn thường xảy ra khi:

– Thiếu dầu cấp hoặc bơm bị quay ngược chiều trong một khoảng thời gian.

– Không khí có lẫn bên trong đường dầu hút của bơm.

Thông thường bạc trục bơm sẽ bị hư hỏng trước sau đó sẽ phá hủy buồng bơm (phía cửa hút) do cặp bánh răng bị ép xuống cà vào bề mặt và bạc số 8.

F- Hư hỏng do quá nhiệt:

Bơm hoạt động quá nhiệt gây ra các vết đen trên bề mặt cạnh cặp bánh răng và bạc số 8 đồng thời làm cháy.cứng các vòng gioăng làm kín.

G- Hư hỏng do áp suất quá cao:

Thông thường có hai nguyên nhân gây ra hiện tượng quá áp:

– Không có valve áp suất hoặc nó không mở khi đến giá trị cần bảo vệ hoặc

– Valve áp suất đặt quá cao

Các hư hỏng thường gặp sẽ là:

– Trục bơm hoặc các bánh răng bị gẫy, mẻ.

– Vỏ bơm bị nứt.vỡ.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *